Good Fences Make Good Neighbors bởi Ai Weiwei
Trong một chiến dịch chống lại biện pháp kiểm soát biên giới của Donald Trump, nghệ sĩ kiêm nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc Ai Weiwei đã dựng nên 3 cấu trúc hoàng tráng từ các hàng rào kim loại, để mô phỏng các hàng rào an ninh.
Tất cả đều được đặt tại New York, bao gồm một cái lồng khổng lồ bằng vàng ở Công viên Trung tâm (Central Park), một rào quây đặt trong khuôn viên của Washington Square Arch.
Tree of Codes thiết kể bởi Olafur Eliasson
Nghệ sĩ người Iceland - Olafur Eliasson đã kết hợp giữa gương và màn hình màu để tạo ra các cảnh tượng ảo giác, trừu tượng cho vở ba lê Tree of Codes của Wayne McGregor được biểu diễn tại Nhà hát Sadler’s Wells ở London vào tháng 3 vừa rồi.
Tác phẩm được dựa trên, và được đặt tên theo, một tác phẩm nghệ thuật dưới dạng sách của Jonathan Safran Foer, cuốn sách được tạo ra bằng cách cắt bớt cuốn Bruno Schulz's The Street of Crocodiles để tạo thành một câu chuyện mới.
Fat House sáng tạo bởi Erwin Wurm
Đầu năm nay, nhà điều khắc người Áo - Erwin Wurm đã lắp đặt “ngôi nhà béo phì” của mình trong khuôn viên của cung điện Belvedere thế kỷ 18 của Viên, Áo.
Với kiến trúc tương tự một ngôi nhà ngoại ô thường thấy, tác phẩm điêu khắc cao 7 mét được tạo ra như là một lời bình về văn hoá tiêu dùng của tầng lớp trung lưu. Các bức tường của ngôi nhà trông như bị sưng phồng lên, tạo ấn tượng như một ụ thịt mỡ hơn là một tác phẩm kiến trúc.
Aura của Studio Nick Verstand
Được biểu diễn trong Tuần lễ Dutch Design năm nay, cài đặt nghe nhìn này của Studio Nick Verstand diễn giải lại cảm xúc của con người bằng các chùm xung ánh sáng.
Được trang bị với các bộ cảm biến sinh học ghi lại sóng não, biến đổi nhịp tim, phản ứng da galvanic, du khách ngồi hoặc nằm xuống nơi có bản nhạc được chơi trên nền nhà, gây ra phản ứng cảm xúc. Dữ liệu cảm xúc của các du khách sau đó sẽ được phân tích và chuyển hóa sang những dạng thức, màu sắc và cường độ ánh sáng khác nhau được chiếu lên họ từ trên xuống.
Mirage thiết kế bởi Doug Aitken
Nghệ sĩ người Mỹ Doug Aitken đã dựng nên cấu trúc ngôi nhà này được phủ bằng gương, phản chiếu cảnh quan hoang mạc xung quanh của Thung lũng Coachella.
Công trình sắp đặt Mirage mô phỏng một ngôi nhà kiểu nông trại kiểu Mỹ, và cũng tìm thấy cảm hứng từ những ý tưởng hiện đại của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright.
Destierro thiết kế bởi Anish Kapoor
Nhà điêu khắc người Anh Anish Kapoor lấp đầy căn phòng với hơn 100 tấn đất trải khắp sàn nhà trước khi phun một lớp thuốc màu đỏ tươi lên trên, để đại diện cho những đường biên vô hình đang tách rời thế giới hiện đại.
Công trình sắp đặt này, có tên là Destierro, được trưng bày tại Parque de la Memoria ở Argentina, nơi được tạo nên như một đài tưởng niệm những nạn nhân của chế độ quân sự đã cai trị Argentina từ năm 1976 đến năm 1983.
Cloud House thiết kế bởi Matthew Mazzotta
Gian lều trú của họa sĩ Matthew Mazzotta mang một hình khối bầu dục dạng đám mây trên mái và sẽ tạo mưa bất cứ khi nào ai đó ngồi vào bên trong.
Ngay khi có người ngồi lên một trong những chiếc ghế đá tại nơi trú ẩn này, các cảm biến áp suất trên sàn sẽ được kích hoạt khiến cho máy bơm vận chuyển nước từ một bể chứa dưới lòng đất lên đám mây, tiếp đó đám máy sẽ tiết ra chất lỏng thông qua những chiếc lỗ nhỏ xíu để mô phỏng hiện tượng mưa. Những người ở trong nhà có thể nghe thấy “âm thanh ấm áp dễ chịu” của những hạt mưa rơi xuống mái tôn, và ngắm nhìn những giọt mưa chảy qua các khung cửa chớp và tưới mát mầm cây đang mọc ngang qua ngưỡng cửa.
Six Pins and a Half Dozen Needles thiết kế bởi Alex Chinneck
Nghệ sĩ người Anh Alex Chinneck đã tạo ra công trình sắp đặt “như trong phim hoạt hình” từ 4000 viên gạch, trông như một trang giấy được tách ra từ một cuốn sách.
Được đặt tên là Six Pins and a Half Dozen Needles, công trình điêu khắc này được thiết kế để hiện lên như một phần mặt tiền tòa nhà đã bị nứt thành hai. Nó được đặt bên cạnh Assembly London, một tổ hợp văn phòng, các đơn vị bán lẻ và nhà hàng nằm ở Hammersmith.
Passage/s thiết kế bởi Do Ho Suh
Những cấu trúc cửa mờ sặc sỡ này đại diện cho tất cả địa điểm khác nhau mà nghệ sĩ người Hàn Quốc Do Ho Suh từng sống và làm việc, một nỗ lực để khám phá các ý tưởng về nhận dạng và di chuyển tại các không gian khác nhau.
Được trưng bày tại Victoria Miro Gallery ở London, công trình sắp đặt Passage/s đã hình thức hóa các ý tưởng của Suh dưới dạng vật lý như một cuộc hành trình, "không có điểm khởi đầu hoặc điểm đến cố định".
Kaleidoscopic Ivy thiết kế bởi Nendo
Studio Nendo tại Nhật Bản đã sử dụng 40,000 mảnh thép được đánh bóng để tạo nên công trình lắp đặt trải khắp một ngôi trường cắm hoa của Nhật Bản, được thiết kế để mô phỏng “dàn thường xuân tráng gương”.
Trong một cuộc triển lãm mang tên Hana So (Pháo hoa), công trình lắp đặt tráng gương mô phỏng nghệ thuật cắm hoa hoa được đặt khắp không gian, tạo nên những hiệu ứng thị giác vạn hoa.
Theo Designs